Nuôi nhốt Gà_chín_cựa

Tại Lạng Sơn, gà chín cựa được người dân Mẫu Sơn nuôi theo phương thức chăn thả tự nhiên, chủ yếu thả lên đồi cho chúng tự đào bới tìm giun, dế, sâu bọ làm thức ăn chính. Vì thế gà nuôi rất chậm lớn, trung bình phải từ 6 tháng trở lên mới được trên 1 kg thịt, con to có thể lên tới 3 kg nhưng phải nuôi từ 2 năm trở lên và cũng vì thế gà có chất lượng thịt thơm ngon như gà rừng. Thịt gà có mùi vị đặc biệt và rất thơm ngon, đậm đà,[6] Thịt thường được đặt trên mẹt tre hấp cách thủy, ăn cùng bánh dầy[1] đây là một đặc sản của Phú Thọ.[3]

Chính quyền địa phương đang tìm cách giúp người dân bảo tồn gà chín cựa. Nhiều bản thí điểm mô hình bảo tồn gà chín cựa. Các gia đình này sẽ được hỗ trợ tiền làm chuồng trại, được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho gà để tăng gia sản xuất vừa có thể chắt lọc để bảo tồn nguồn gen quý. Đến nay, Trung tâm Nghiên cứu gà chín cựa do tập đoàn Dabaco Việt Nam đầu tư với 63.000 con gà chín cựa các loại trong đó có một số được bán ra thị trường phục vụ Tết nguyên đán.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Gà_chín_cựa http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/viet-nam/thuon... http://dantri.com.vn/xa-hoi/di-san-ga-chin-cua-696... http://www.langson.gov.vn/vhtt/node/168 http://m.nguoiduatin.vn/nam-giong-ga-tien-vua-doc-... http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/24/115654/Q... http://phunutoday.vn/xa-hoi/ga-chin-cua-sieu-dat-o... http://www.tienphong.vn/chuyen-la/660497/Qua-Tet-G... http://vtc.vn/1-420279/kinh-te/ga-chin-cua-truyen-... http://vtc.vn/kinh-ngac-tap-doan-ga-than-o-bac-nin...